HAI BỜ SÔNG HẬU
LỜI MỞ ĐẦU: Blog dành cho những ai quan tâm đến ngôi trường Trung Học Công lập của quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thời Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả bài viết liên quan đến ngôi trường thân yêu của chúng ta đều được chào đón để đăng tải lên Blog nhằm mục đích chia sẻ với nhau kỷ niệm vui buồn, thông tin, tin tức của trường, của thầy cô, của học sinh... Bài viết và hình ảnh xin gởi đến điện thư: anhdung06905@yahoo.com
HAI BỜ SÔNG HẬU
DANH SÁCH GIÁO SƯ TRUNG HỌC
BÌNH MINH, VĨNH LONG
-Chủ yếu từ 1973-1975
-Bảng nháp cần bổ túc.
1-HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH
-Ông Bảy Bồ (từ thời HT Phan Thông Hỷ )
-Ông Phạm Văn Lợi <Bảy Lợi> <
-Ông Nguyễn Hiếu Thuận ( vốn
là nghị viên Hội Đồng Tỉnh)
2-NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
-Cô Trần thị Lý <Tư
Lý> <Bình Minh/qua đời/ Thư ký>
-Cô Phan thị Cẩm Vân<Bình
Minh/ Ba Càng Vĩnh Long/ Thư ký>
-Cô Sơn Thị Ngọc Xuân
<Cần Thơ/CT/ thư ký 1969> <vợ của thầy Lê Văn Thu><tt: TBK>
-Thầy Nguyễn Văn Giáo <
Khánh Hòa/
-Thầy Trần Quang Vinh
<Mỹ Tho/ qua đời tại Cần Thơ tháng 4.75/Phụ tá Giám học, Giám học
khi thầy Giáo đổi về Sài Gòn 1974/Vạn vật>
-Thầy Trần Hữu Phước <Cần Thơ/ Sài Gòn/ Phụ tá Giám học khi thầy Vinh lên làm Giám học /Vạn Vật>
4-CHĂM SÓC TRƯỜNG :
-Thầy Lê Văn Mai <Vĩnh
Long/ Vĩnh long/ Phó giám thị >
-Thầy Sơn Chô <Cần Thơ/
qua đời/ Giám Thị, sau đó văn phòng><Thầy Sơn Chô là Tổng giám thị
đầu tiên của trường 1964 .Theo thầy Nguyễn Văn Giáo những năm 70 Thầy Sơn
Chô làm văn phòng, phụ trách phát lương và thầy Thu dạy Vạn vật 1965>
-Cô Nguyễn Bạch Vân
<Bình Minh/ qua đời/ Giám thi >
-Cô Nguyễn Thị Diệu
<Bình Minh/ Bình Minh/Giám thị >
-Thầy Huỳnh Ngọc Còn <?/?/Giám thị> <theo thầy Giáo>
-Thầy Nguyễn Văn Diễn (Vīnh Long /Hựu Thành, Trà ôn/Toán ,Giám Thị, dạy thế khi gs khác vắng mặt khi về trường 72-73)(sau 75 dạy Toán ở PTTH Hựu Thành , Trà ôn , đã nghỉ hưu, qua đời đã 2 năm)
-Thầy Trịnh Đức Tiếp <?/Tân Lược/Giám Thị, dạy thế khi gs khác vắng mặt> <về trường 72-73>
6-BAN GIÁO SƯ:
Môn triết:
-Thầy Đặng Hữu Duyên<
GS ĐH Cần Thơ tăng cường/ Phú Quốc VN/Triết>
-Cô Nguyễn Thị Lan<dạy môn Tâm Lý Học>
Môn Quốc Văn:
-Thầy Bùi Ngọc Anh <Tham Tướng Cần Thơ/Cần Thơ/Việt Văn>
-Thầy Trần Tiến Chung < Cần Thơ/qua đời tại Cần thơ/Việt Văn , thêm Công dân>
-Cô Trương Ngọc Hạnh<Tây Ninh/USA/Việt Văn>
-Thầy Trương Võ Hiệp
<Cần Thơ/ Cần Thơ/Việt Văn>
-Cô Nguyễn thị Mỹ Hoa<?/?/ Việt Văn>
-Cô Nguyễn Hồng Hoa <?/?/Việt Văn>vợ họa sĩ Ốc <cũng là gs tại Tam Bình?>
-Thầy Phạm Văn Minh <?/? /Quốc văn> <tt: NVP >
-Cô Nguyễn Thị Nâu <Cần Thơ/Phong Điền,Chương Thiện bây giờ Hậu giang /Việt Văn, Công dân>
-Cô Trần Thị Ngọc <VL /sống với con tại Sài Gòn/ Việt Văn>
-Cô __ Phấn <Vĩnh Long/USA/ Việt Văn? >
-Cô Thái Thị Phượng
<Cần Thơ/ Cần Thơ/Việt văn><về trường 72>
-Thầy Nguyễn Khắc Sảo<Cần Thơ/ qua đời do tai nạn xe/Việt văn>
-Thầy Lê văn Sang<Tân Lược,Bình Minh/Qua đời tại Tân Lược ngày 11/1/2022, thọ 81 /Việt Văn>
-Phan thị Thanh Tâm< cháu của cụ Phan khắc Sữu/ vừa qua đời tại USA/Việt Văn>
-Thầy Nguyễn Toàn< Hội An/ đang ở Đà Nẳng/ Việt Văn>
-Thầy Nguyễn Thành Loan Tư <Vĩnh Long/ Ngả Tư Long Hồ Vĩnh Long/Việt Văn>
Môn Toán:
-Thầy Nguyễn Xuân Cảnh
<?/?/ Toán ><về trường 1962><tt:TBK>
- Thầy Phan Trung Chánh <?/?/Toán><dạ̣y 70-71><tt: NVP>
-Thầy Lê Khắc Chấn < Cần Thơ/ USA/Toán><Gs TrH Đoàn Thị Điểm tăng cường>
-Thầy _ _ Đồng <?/?/Toán>
-Thầy Dương Bá Đương <Trà Ôn Vĩnh Long/Vị Thanh Hậu Giang/Toán>< nk 1972-1973>
-Thầy Huỳnh Đường (Bình Minh/USA/Toán)(từ 1975)
-Thầy Huỳnh Văn Hoà <BM/Cần Thơ/Toán><1969 xin về trường gs Phạm hồng Thanh không nhận, 1970 gs Khoa mới nhận>
-Cô Đặng thị Mỹ Hường<
Cần thơ/qua đời/ Toán, năm 69-70>< mất trước 30-4-75 vì ung thư>
-Gs Thái Hữu Như <Vĩnh Long /qua đời tại Vĩnh long/Toán ,Thể dục>
-Lê Hùng Phi<Bình Minh/qua đời/Toán> <sau 1975>
-Thầy Châu Thành Tài <Hộ Phòng Bạc Liêu/ USA/Toán><về trường 1973 rời 1978 về tỉnh>
-Nguyễn văn Thành < Thủ Đức/USA/ Toán> <rời trường 1973>
-Thầy Nguyễn Trọng Thắng<Sài Gòn/qua đời ttại Sài Gòn/Toán><dạy một nk 71-72 , đi quân trường, sau đó dạy TH Hoàng Diệu Sóc Trăng, đến hưu về nhà SG và mất><tt:BTrân>
-Thầy Nguyễn Văn Thể dạy
<?/?/Toán > <nhưng không biết về năm nào, khoảng 73 hay 74?>
-Thầy Nguyễn Văn Thuận< ?/ Cần Thơ/ Toán><rời trường 1974>
-Thầy Phan Quốc Toản <SG/qua đời/Toán>
-Thầy Nguyễn Thanh Tuấn <Trà Cú,Trà Vinh/Trà Vinh/Toán>
-Thầy Lương Vinh Xuân <Cần Thơ/CầnThơ/Toán , Nhạc> <dạy 1968)<tt: Kim Tuyết>
Môn Vạn Vật:
-Thầy Đoàn Thạch Cường < Sài Gòn/ Úc châu/Vạn vật>
-Thầy Nguyễn Ngọc Diệp<Vĩnh Long /VinhLong/Vạn Vật>
-Thầy Nguyễn Trí Đức <Vĩnh Long/USA/Vạn Vật>
-Cô Trương Ngọc Nhung (Vĩnh
Long/USA/Vạn Vật) (vợ thầy Huỳnh Đường)
-Thầy Đỗ Quang Minh <Sai Gòn/mất tích khi vượt biển/Vạn Vật>
-Thầy Từ Văn Nhung <?/ Bình Dương/Vạn Vật>
Môn Lý Hóa:
-Thầy Bùi Kim Bằng< Sa đéc/USA/Toán và Vật Lý >
-Thầy Phan Văn Dũng<?/Long Hồ, Vĩnh long/Lý Hóa>
-Thầy Nguyễn Văn Hớn< Vĩnh Long/qua đời/Hóa>
-Thầy Lê văn Lôi
<Huế/qua đời tại Bình Minh/Lý Hóa>
-Nguyễn Ngọc Sơn<?/?/Lý Hóa>
-Thầy Nguyễn Văn Tập
<Sài Gòn/
Môn Anh Văn:
-Cô Nguyễn Ngọc Ánh (?/USA/Anh văn)
-Thầy Lê ngọc Ánh<Cần
Thơ/qua đời 2005/ Anh Văn> <rời trường 1973>
-Cô_ _ Ấn <?/?/Anh Văn>
-Thầy Nguyễn Hiến <Cần Thơ/qua đời/Anh Văn><tại nạn giao thông 73>
-Cô Nguyễn Cẩm Hồng
<Cần Thơ/USA/Anh Văn>
-Cô Nguyễn Thị Hồng Hoa <Cần Thơ, Cần Thơ, Anh Văn>
-Cô Nguyễn Thanh Mai <Cần Thơ/Cần Thơ/Anh Văn><dạy 1969,1970>
-Cô Diệp Như Nga <BM/Tân
Lược Bình Minh/Anh văn>
-Cô Nguyễn Ánh Nguyệt <Sa Đéc/ USA/Anh Văn>
-Cô Đinh Thị Bạch Yến < Cần Thơ/USA/Anh Văn>
Môn Pháp Văn:
-Thầy Bùi Minh Đức <Thốt Nốt/Tam bình/Pháp Văn> <dạy 1974><hiện tại :làm vườn>
-Thầy Đởm <?/?/Pháp
văn><thông tin từ Nguyễn Văn Phép>
-Cô Nguyễn Thúy Phượng <Cần Thơ/Sài Gòn/Pháp Văn>
-Thầy Nguyễn Thế Nghiệp<biệt danh Ngật Tiếu Tiên><Mỹ Tho/QUA ĐỜI/Pháp Văn> < năm 1974><sau 75 học cải tạo ,sau lưu được lưu dụng dạy ở Tam Bình , đã mất , khoảng 1985> <NVP>
-Cô Nguyễn Thị Sen <Sài Gòn/ qua đời/ Pháp Văn><về trường 1970, rời trường:không nhớ>< tt: BTrân>
-Cô Đinh Thị Bạch Tuyết <Sa Đéc/Sài Gòn/Anh văn và Pháp văn><dạy 1974>< hiện tại:dạy kèm>
-Thầy Trần Quang Viên <SG/qua đời/Pháp Văn>
Môn Sử, Công dân:
-Thầy Cao Ngọc Hải<BM/qua đời/Sử địa>
-Thầy Lê Hữu Hiệp <Cần Thơ /Qua đời/Dạy Sử, Giám thị><rời trường khoảng 1974>
-Cô Phạm thị Hoa.<Vĩnh long/?/Công dân>
-Cô Lại Thị Nhuần<?/
-Thầy Phan Quang Trường<?/?/Sử>
-Cô Nguyễn Thị Xuân
<Tiền Giang / qua đời /Sử><sau 75 đổi về dạy Kiểu Mẫu,Cần
Thơ, bị HT người Bắc đuổi, tự vẫn phản đối kỳ thị>
-Cô Nguyễn Thanh Quy <?/ Úc Châu/Sử>
Môn Nữ công Gia chánh:
-Cô Lê Thị Mộng Nguyệt
<?/?/nữ công>
Bài hát Ngày Em Về của Thanh Trang
Đã đăng tại:
https://anhtuvaban.blogspot.com/search/label/Vu%CC%83%20Minh%20T%C3%A2m
Hồi ức 1
Tác giả |
TÌM VỀ KỶ NIỆM:
THỜI TIỂU HỌC
LỜI TẠ TÌNH
Danh sách các Thầy Cô đã dạy trường Bình Minh
1976-1981
Do Cô Kiều Trinh và ThyTrang lục lạo trong ký ức, mong cả nhà BM mình ai nhớ thì bổ sung thêm nhen🥰🥰🥰
Môn Văn
-Thầy Hà Ngọc Dương( Cần Thơ)
-Thầy Nguyễn Toàn ( Đà Nẳng)
-Cô Nguyễn Hồng Hoa
-Cô Nguyễn thi Say( gv chi viện từ Miền Bắc)
-Thầy văn Dung( gv chi viện)
-Thầy Nguyễn khắc Sảo ( vừa dạy vừa đi bán bánh mì nên yên sau luôn có cái bội !!! Thương não lòng, rất lạc quan , phụ trách văn nghệ cho Trường rất nhiệt tình )
-Thầy Phạm Hồng Quan (?)
Môn Sử
-Cô Phạm Mỹ Hoa(?)
-Thầy Nguyễn Tấn Sự ( Sài Gòn )
-Cô Nguyễn thị Kiều Trinh kiêm dạy Chính trị!(Vĩnh Long)
-Thầy Nguyễn Trước Lâm( Đồng Tháp)
Môn Địa
-Thầy Trần Ngọc Se( đã đi xa)
-Cô Lại thị Nhuần(?)
-Thầy Trần Dục Đức (Sài Gòn )
Môn Toán
-Thầy Huỳnh Ngọc Đường (
-Thầy Châu Thành Tài(
-Võ Hữu Thể(?)
-Thầy…Dinh(?)
-Thầy Lê Hùng Phi ( luôn xách túi đệm)(?)
-Thầy Nguyễn Văn Cường( đã đi xa)
Thầy từng nói con đường lộ cũ nếu đi xe đạp thì vẹo niềng, đi bộ thì mất tướng
-Nguyễn Văn Huệ <Đường Đề Thám , Cần Thơ> <cập nhật từ Nguyễn Văn Phép>
-Thầy Phạm Kiêm Thành<Sài Gòn> < góp ý: N V Phép>
Môn Lý
-Thầy Phạm Phúc Mỹ (Long Hồ VL)
-Thầy Bùi Kim Bằng(
-Thầy Nguyễn Ngọc Hạnh( gv chi viện )
-Cô Phùng thị Hồng Mỹ(?)
-Thầy Lê văn Lôi ( học tập về phải chạy xe lôi kiếm cơm sau mới được dạy lại vì quá thiếu Giáo viên , đã cùng Thầy Sảo Song kiếm hợp Bích về văn nghệ và giờ thì … chắc cũng đã gặp nhau )
-Thầy Nguyễn Văn Sẩu <Gò Vấp, qua đời>< dạy Toán Lý>
-
Môn Hoá
-Thầy Lê Văn Lượng ( Cần Thơ)
-Thầy Trần văn Sang ( Tân Quới)
-Cô Nguyễn kim Biên (gv tăng cường, là Hiệu trưởng)
Môn Sinh
-Cô Trương Ngọc Nhung(
-Cô Nguyễn Thu Thuỷ( Cần Thơ)
-Thầy Trần Hữu Phước ( Sài Gòn)
-Nguyễn Phương Ngọ <Nghệ An> < góp ý: Nguyễn văn Phép>
Môn Anh Văn
-Cô Nguyễn Ánh Nguyệt (Vợ thầy Nguyễn Trí Đức,
-Cô Nguyễn Hồng Hoa ( Cần Thơ)
-Cô Trần Hoành Châu (Vĩnh Long)
Môn Pháp văn
-Thầy Bùi Mình Đức( Sài Gòn)
-Cô Nguyễn Thuý Phượng(Sài Gòn)
Môn Thể dục
-Cô Nguyễn thị Sáu ( Vĩnh Long)
-------
Phải kể đến công lao làm văn thư văn phòng của cô Tư Lý
Phụ trách bếp ăn tập thể cho các Thầy Cô là chú Ba Nguyễn văn The là người tranh thủ từng nhánh củi , cọng rau cho bếp
Trung-học Bình Minh, niên-khóa 1974-1975, trường có tổ-chức Giải Văn Chương Toàn Trường gồm bộ môn Văn và Thơ cho đệ I cấp và đệ II cấp.
Ảnh minh họa |
MẸ và MÙA XUÂN.
Đêm đêm buông tiếng thở dài
Mẹ xa ngàn dặm ...tiếc hoài thâu canh
Đồng tiền mừng tuổi đỏ , xanh
Khoe quần áo mặc, phúc lành ngày xuân
Gia đình chúc tụng quây quần
Bữa ăn đoàn tụ phước phần cả năm
Trầu cau vườn cũ trăng thanh
Mùa xuân bên mẹ ... ngày xanh
ngọt ngào
Bàng hoàng tỉnh giấc chiêm bao
Áo ai hoa trắng cài sao ngậm ngùi !
LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH MINH
(VĨNH LONG)
Sự hình thành và phát triển:
⦁ Sự hình thành :
Trước năm 1962, ngày đất nước VN chưa thống nhất, quận Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long gồm có các xã: Mỹ Hoà , Đông Thành, Mỹ Thuận, Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược và thị trấn Cái Vồn. Quận lỵ Bình Minh đặt tại thị trấn Cái Vồn. Và điều đáng nói là quận Bình Minh chưa có trường Trung học.
Đa số người dân sinh sống với cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, liếp rau, cây cải, củ khoai lang, cây bắp. Một số hành nghề trầm lá lợp nhà, làm lu, khạp, kiệu đựng nước, làm nước mắm, nước tương, chao. Một xóm hành nghề làm tàu hủ ky, chài lưới đánh bắt cá trên sông Hậu. Phần lớn người dân có cuộc sống khó khăn, vất vả, một số ít người dân có cuộc sống tạm đủ ăn, đủ mặc .
Tôn giáo chính ở quận là: Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo.
Ở mỗi xã trong quận đều có trường Tiểu học . Học sinh học lớp Nhất (lớp 5) tốt nghiệp Tiểu học, muốn học lên lớp Đệ Thất (lớp 6) phải sang tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), dự kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung học Phan Thanh Giản hoặc trường Trung học Tống Phước Hiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ học sinh phải lo chỗ ở, chỗ ăn cho con em mình khi học xa nhà. Thật là khó khăn, vất vả cho dân nghèo. Trường Trung học Tư thục ở tỉnh Vĩnh Long, Phong Dinh tuyển sinh lớp Đệ Thất dễ hơn, nhưng tiền đóng học phí hàng tháng lại quá cao.
Người dân quê Bình Minh hằng mơ ước có ngôi trường Trung học công lập tại quận để con em được tiếp tục học lên bậc trung học.
Cảm thông được nỗi khổ và niềm mơ ước của người dân nghèo. Và với tâm huyết nâng cao dân trí cho người dân bản địa, Thầy Phan Thông Hỷ, Thanh tra Tiểu học quận Bình Minh đã làm việc với ông Quận Trưởng Bình Minh, ông Trưởng Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long, ông Tỉnh Trưởng Vĩnh Long và ông Giám đốc Nha Trung học Sài Gòn xin phép mở trường Trung học công lập tại quận Bình Minh. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng Thầy Phan Thông Hỷ nhận được công văn của Nha Trung học Sài Gòn chấp thuận cho thành lập trường Trung học công lập tại quận Bình Minh. Với yêu cầu sau 5 năm mở lớp Đệ Thất đầu tiên , quận phải có đất xây dựng trường Trung học riêng biệt. Và cho phép đặt tên trường là Trường Trung học Bình Minh, nằm trong hệ thống trường Trung học quốc gia. Nha Trung học quản lý và sẽ bổ nhiệm giáo viên cho trường. Thầy vui mừng tột độ.
Lúc bấy giờ công việc của Thầy thật đa đoan . Bởi lẽ Thầy vừa là Thanh tra Tiểu học, vừa là Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh, bây giờ kiêm thêm chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học. Thầy phác thảo ngay kế hoạch tuyển sinh và mở lớp. Thầy lập văn bản trình ngay cho Quận Trưởng Bình Minh, Trưởng Ty Giáo dục, Tỉnh Trưởng Vĩnh Long về việc tổ chức ngay kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất năm 1962.
Văn phòng trường Trung học Bình Minh làm việc chung với văn phòng Thanh tra Tiểu học gồm : Thầy Phan Thông Hỷ, Hiệu trưởng và Thầy Nguyễn Văn Trứ làm Thư ký kiêm Kế toán.
Về cơ sở vật chất của trường Trung học Bình Minh là mượn tạm phòng học của trường Tiểu học Bình Minh.
⦁ Sự Phát triển:
-Năm học 1962-1963: là năm học đầu tiên của Trường Trung học Bình Minh. Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1963-1964: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1964-1965: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1965-1966: Trường tổ chức thi tuyển vào 02 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 100 học sinh. Học sinh nam nữ học riêng ( 01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ) . Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh.
-Năm học 1966-1967: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Đây là năm đầu tiên trường Trung học Bình Minh có lớp Đệ Thất học Anh văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh kiêm Giáo sư dạy Anh văn cho lớp Đệ Thất này. Cũng trong năm học này, Quận Trưởng Bình Minh bàn giao khu đất nhà Tầm (gần Chùa Cô Ba) cho Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh xây dựng trường.
-Năm học 1967-1968: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Cô Hoàng Thị Vấn, giáo sư Anh văn, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn được Nha Trung học Sài Gòn bổ nhiệm về trường. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh.
Trong năm học 1967-1968 này, một số lớp của trường Trung học học nhờ trường Tiểu học được dời ra khu nhà tầm (khu nhà tầm này hoạt động không hiệu quả nên đóng cửa). Từ đây mới có tên gọi trường nhà tầm, trường tầm tang. Trường cho lắp ao ở cuối dãy nhà ngang bên trái (từ cổng trường ở lộ cũ nhìn vào) để xây thêm 01 phòng học và lớp Đệ Tam đầu tiên của trường học ở phòng này.
-Năm học 1968-1969: Trường tổ chức thi tuyển vào 04 lớp Đệ Thất. Tuyển 200 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất A1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất A2 dành cho nữ ) và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn: nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh. Trong năm học 1968-1969 này, trường Trung học Bình Minh đầu tiên mở lớp Đệ Tam thuộc hệ Trung học Đệ nhị cấp. Trong hệ thống trường Trung học thời bấy giờ có 2 cấp : 1-Trung học Đệ nhất cấp gồm từ lớp Đệ Thất (lớp 6) đến lớp Đệ Tứ (lớp 9). 2-Trung học Đệ nhị cấp gồm từ lớp Đệ Tam (lớp 10) đến lớp Đệ Nhất (lớp 12), và học theo ban mà HS tự chon: Ban A (Vạn vật), Ban B (Toán), Ban C (Văn chương), Ban D (Ngoại ngữ, Cổ ngữ).
-Năm học 1969-1970: Trường tổ chức thi tuyển vào 07 lớp Đệ Thất. Gồm có 05 lớp Đệ Thất học Anh văn và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn.
( 02 lớp Đệ Thất Pháp văn nam nữ chung. 03 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ ).Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
Trong năm học này có điều đặc biệt : lúc đầu khai giảng chỉ có 04 lớp Đệ Thất ( 01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ). Sau khai giảng khoảng 01 tháng , nhà trường thông báo tuyển thêm gọi là “Đậu vớt”, 01 lớp Đệ Thất học Pháp văn và 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ).Năm cuối cùng được gọi là lớp Đệ Thất.
-Năm học 1970-1971: Trường tổ chức thi tuyển vào 09 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 02 lớp 6 học Pháp văn. Năm học này lớp Đệ Thất được gọi là lớp 6. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
-Năm học 1971-1972: Trường tổ chức thi tuyển vào 10 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 03 lớp 6 học Pháp văn. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
Trong năm học 1971-1972 này, trường Trung học Bình Minh có 01 lớp 12 đầu tiên. Lớp có 13 học sinh gồm có 12 nữ và 01 nam.
(Người viết phần này là : Nguyễn Thành Kiếm, giấy khai sinh năm 1951, vào học lớp Đệ Thất năm học 1964-1965. Số danh bộ : 32/64. (Năm thứ ba của trường).
Năm học 1968-1969 là Tổng Thư ký, Đại diện học sinh trường Trung học Bình Minh . Năm 1969 mình rời trường Trung học Bình Minh.
Rất mong các bạn đồng môn góp ý, bổ sung. Mình nhớ có bao nhiêu đó thôi. Nếu có điều nào sai sót mong các bạn thông cảm bỏ qua và xin các bạn bổ sung , cập nhật cho hoàn thiện.)
Thầy , Cô làm Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh qua từng năm học :
1962-1965: Thầy Phan Thông Hỷ.
Thầy Phan Thông Hỷ mất năm 1969 tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ).
1965-1969: Thầy Phạm Hồng Thanh
1969-1973: Thầy Nguyễn Văn Khoa
1973-1975: Thầy Nguyễn Hồng Ẩn
1975-1976: Thầy Nguyễn Minh Tuấn. Ngày 30-4-1975 đất nước VN thống nhất.
1976-1978: Cô Nguyễn Thị Biên (Giáo viên Miền Bắc chi viện vào Miền Nam quản lý trường)
1978-1979: Không có Hiệu trưởng chỉ có 3 Phó Hiệu trưởng:
-Thầy Nguyễn Trước Lâm
-Thầy Huỳnh Ngọc Đường
-Cô Nguyễn Thị Kiều Trinh
1979-1989: Thầy Trần Hữu Phước
1989-2006: Thầy Lê Kim Sáu
2006-2017: Thầy Đỗ Thành Thuỵ
2017-2019: Thầy Lê Văn Tường
2019-nay là 2022: Thầy Đỗ Thành Thuỵ
(Mình nhờ các bạn điều chỉnh bổ sung nếu có sai sót. Chân thành cảm ơn )
Bảng thống kê số lớp học của trường Trung học Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:
Năm học Đệ Thất Đệ Lục Đệ Ngũ Đệ Tứ Đệ Tam Đệ Nhị Đệ Nhất
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1962-1963 01
1963-1964 01 01
1964-1965 01 01 01
1965-1966 02 01 01 01 không
1966-1967 03 02 01 01 không
1967-1968 03 03 02 01 không
1968-1969 04 03 03 02 01 không
1969-1970 07 04 03 03 02 không
1970-1971 09 07 04 03 03 02 không
1971-1972 10 09 07 04 03 02 01
(Mình nhờ các bạn vui lòng thống kê bổ sung tiếp) .
Nguyến Thành Kiếm biên soạn.
Cô Nguyễn Thị Kiều Trinh- Môn dạy:Sử |
CẢM "BAO GIỜ LẠI VỀ"
Về quê, anh nhớ lại BÌNH MINH
Tôi xa xứ cũng nhớ về phương ấy
Cùng nỗi nhớ ở hai đầu cách trở
Ta cảm thông nỗi lay lắc về thăm!
BÌNH MINH trong tôi vẫn bao nẻo đường quen
Từ Tân Lược đến Ba Càng tôi cùng em rong chơi khắp chốn
Đi từ tấm lòng nên đôi chân không nhớ mỏi
Đông Thành ơi, những cầu khỉ còn không!?
BÌNH MINH trong tôi cùng những sáng tinh khôi
Những nụ cười sao mà thương đến thế
Dù đôi chân em bám đầy bùn bụi
Vẫn rạng ngời ánh mắt rất BÌNH MINH!
BÌNH MINH trong tôi những buổi tối cầu ao
Vừa chuyện trò vừa nhai khoai lang luộc
Chuyện thường ngày sao giờ tôi thèm quá
Cây cầu ao không còn nữa, anh ơi!
BÌNH MINH trong tôi còn đọng tiếng còi
Của cô Sáu gọi mình dậy thể dục
Chú Ba The nấu bửa cơm tập thể
Trong mịt mù khói bếp củi không khô!
BÌNH MINH trong tôi những phòng trọ rất vui
Hành lang không dài sao mà hun hút
Dáng ai đứng bên thềm chiều bảng lảng…
Mình không giàu nhưng kẻ trộm thích ghé thăm!?
Trò dâu bể BÌNH MINH nay rạng rỡ
Nếu mình về bỡ ngỡ như chưa quen
Vẫn chốn xưa sao mình chừng lạc lối
Một chút ngày xưa. Giờ chỉ - ngày xưa!
Ôi! Cách ngăn không tính bằng gì cả
Những mất còn lắng đọng tiếp trong ta
Ta vẫn là nhau khi cùng nỗi nhớ
BÌNH MINH vẫn chờ ai nhớ về thăm!
Ngậm ngùi tôi ngâm lại khúc ca dao
Nó vận mãi suốt hành trình tôi lưu lạc
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về phương ấy ruột đau chín chiều
Đường không cách trở bao nhiêu
Cò bay về được tôi về thì không" ./.
NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH
25/3/2012
LỜI GIỚI THIỆU CỦA THY TRANG
Cô Trinh đã HOẠ lại bài thơ BAO GIỜ LẠI VỀ của Thầy Nguyễn Toàn
TÂM TƯ , TÂM TÌNH , TÂM SỰ đã dành hết cho BÌNH MINH
Thương Cô nhiều lắm!
❤️❤️❤️🙂🙂🙂🙃🙃🙃🌹🌹🌹
Đọc BAO GIỜ LẠI VỀ tại:
https://trunghocbinhminhvinhlong.blogspot.com/2022/01/cuu-giao-su-nguyen-toan-bao-gio-lai-ve.html