Monday, January 17, 2022

 LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH MINH 

(VĨNH LONG)

Sự hình thành và phát triển:

Sự hình thành :

Trước năm 1962, ngày đất nước VN chưa thống nhất, quận Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long gồm có các xã: Mỹ Hoà , Đông Thành, Mỹ Thuận, Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược và thị trấn Cái Vồn. Quận lỵ Bình Minh đặt tại thị trấn Cái Vồn. Và điều đáng nói là quận Bình Minh chưa có trường Trung học.

Đa số người dân sinh sống với cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, liếp rau, cây cải, củ khoai lang, cây bắp. Một số hành nghề trầm lá lợp nhà, làm lu, khạp, kiệu đựng nước, làm nước mắm, nước tương, chao. Một xóm hành nghề làm tàu hủ ky, chài lưới đánh bắt cá trên sông Hậu. Phần lớn người dân có cuộc sống khó khăn, vất vả, một số ít người dân có cuộc sống tạm đủ ăn, đủ mặc .

Tôn giáo chính ở quận là:  Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo.

Ở mỗi xã trong quận đều có trường Tiểu học . Học sinh học lớp Nhất (lớp 5) tốt nghiệp Tiểu học, muốn học lên lớp Đệ Thất (lớp 6) phải sang tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), dự kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung học Phan Thanh Giản hoặc trường Trung học Tống Phước Hiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ học sinh phải lo chỗ ở, chỗ ăn cho con em mình khi học xa nhà. Thật là khó khăn, vất vả cho dân nghèo. Trường Trung học Tư thục ở tỉnh Vĩnh Long, Phong Dinh tuyển sinh lớp Đệ Thất dễ hơn, nhưng tiền đóng học phí hàng tháng lại quá cao.

Người dân quê Bình Minh hằng mơ ước có ngôi trường Trung học công lập tại quận để con em được tiếp tục học lên bậc trung học.

Cảm thông được nỗi khổ và niềm mơ ước của người dân nghèo. Và với tâm huyết nâng cao dân trí cho người dân bản địa, Thầy Phan Thông Hỷ, Thanh tra Tiểu học quận Bình Minh đã làm việc với ông Quận Trưởng Bình Minh, ông Trưởng Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long, ông Tỉnh Trưởng Vĩnh Long và ông Giám đốc Nha Trung học Sài Gòn xin phép mở trường Trung học công lập tại quận Bình Minh. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng Thầy Phan Thông Hỷ nhận được công văn của Nha Trung học Sài Gòn chấp thuận cho thành lập trường Trung học  công lập tại quận Bình Minh. Với yêu cầu sau 5 năm mở lớp Đệ Thất đầu tiên , quận phải có đất xây dựng trường Trung học riêng biệt. Và cho phép đặt tên trường là Trường Trung học Bình Minh, nằm trong hệ thống trường Trung học quốc gia. Nha Trung học quản lý và sẽ bổ nhiệm giáo viên cho trường. Thầy vui mừng tột độ.

Lúc bấy giờ công việc của Thầy thật đa đoan . Bởi lẽ Thầy vừa là Thanh tra Tiểu học, vừa là Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh, bây giờ kiêm thêm chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học. Thầy phác thảo ngay kế hoạch tuyển sinh và mở lớp. Thầy lập văn bản trình ngay cho Quận Trưởng Bình Minh, Trưởng Ty Giáo dục, Tỉnh Trưởng Vĩnh Long về việc tổ chức ngay kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất năm 1962. 

Văn phòng trường Trung học Bình Minh làm việc chung với văn phòng Thanh tra Tiểu học gồm : Thầy Phan Thông Hỷ, Hiệu trưởng và Thầy Nguyễn Văn Trứ làm Thư ký kiêm Kế toán.

Về cơ sở vật chất của trường Trung học Bình Minh là mượn tạm phòng học của trường Tiểu học Bình Minh.

Sự Phát triển:

-Năm học 1962-1963: là năm học đầu tiên của Trường Trung học Bình Minh. Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.

-Năm học 1963-1964: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.

-Năm học 1964-1965: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.

-Năm học 1965-1966: Trường tổ chức thi tuyển vào 02 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 100 học sinh. Học sinh nam nữ học riêng ( 01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ) . Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh.

-Năm học 1966-1967: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn  dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Đây là năm đầu tiên trường Trung học Bình Minh có lớp Đệ Thất học Anh văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh kiêm Giáo sư dạy Anh văn cho lớp Đệ Thất này. Cũng trong năm học này, Quận Trưởng Bình Minh bàn giao khu đất nhà Tầm (gần Chùa Cô Ba)  cho Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh xây dựng trường.

-Năm học 1967-1968: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn  dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Cô Hoàng Thị Vấn, giáo sư Anh văn, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn được Nha Trung học Sài Gòn bổ nhiệm về trường. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh. 

Trong năm học 1967-1968 này, một số lớp của trường Trung học học nhờ trường Tiểu học được dời ra khu nhà tầm (khu nhà tầm này hoạt động không hiệu quả nên đóng cửa). Từ đây mới có tên gọi trường nhà tầm, trường tầm tang. Trường cho lắp ao ở cuối dãy nhà ngang bên trái (từ cổng trường ở lộ cũ nhìn vào) để xây thêm 01 phòng học và lớp Đệ Tam đầu tiên của trường học ở phòng này.

-Năm học 1968-1969: Trường tổ chức thi tuyển vào 04 lớp Đệ Thất. Tuyển 200 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất A1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất A2 dành cho nữ ) và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn:  nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh. Trong năm học 1968-1969 này, trường Trung học Bình Minh đầu tiên mở lớp Đệ Tam thuộc hệ Trung học Đệ nhị cấp. Trong hệ thống trường Trung học thời bấy giờ có 2 cấp : 1-Trung học Đệ nhất cấp gồm từ lớp Đệ Thất (lớp 6) đến lớp Đệ Tứ (lớp 9). 2-Trung học Đệ nhị cấp gồm từ lớp Đệ Tam (lớp 10) đến lớp Đệ Nhất (lớp 12), và học theo ban mà HS tự chon: Ban A (Vạn vật), Ban B (Toán), Ban C (Văn chương), Ban D (Ngoại ngữ, Cổ ngữ).

-Năm học 1969-1970: Trường tổ chức thi tuyển vào 07 lớp Đệ Thất. Gồm có 05 lớp Đệ Thất học Anh văn và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn.

( 02 lớp Đệ Thất Pháp văn nam nữ chung. 03 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ ).Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa 

Trong năm học này có điều đặc biệt : lúc đầu khai giảng chỉ có 04 lớp Đệ Thất ( 01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ). Sau khai giảng khoảng 01 tháng , nhà trường thông báo tuyển thêm gọi là “Đậu vớt”,  01 lớp Đệ Thất học Pháp văn và 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ).Năm cuối cùng được gọi là lớp Đệ Thất. 

-Năm học 1970-1971: Trường tổ chức thi tuyển vào 09 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 02 lớp 6 học Pháp văn. Năm học này lớp Đệ Thất được gọi là lớp 6. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa 

-Năm học 1971-1972: Trường tổ chức thi tuyển vào 10 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 03 lớp 6 học Pháp văn. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa 

Trong năm học 1971-1972 này, trường Trung học Bình Minh có 01 lớp 12 đầu tiên. Lớp có 13 học sinh gồm có 12 nữ và 01 nam.

(Người viết phần này là : Nguyễn Thành Kiếm, giấy khai sinh năm 1951, vào học lớp Đệ Thất năm học 1964-1965. Số danh bộ : 32/64. (Năm thứ ba của trường).

Năm học 1968-1969 là Tổng Thư ký, Đại diện học sinh trường Trung học Bình Minh . Năm 1969 mình rời trường Trung học Bình Minh.

Rất mong các bạn đồng môn góp ý, bổ sung. Mình nhớ có bao nhiêu đó thôi. Nếu có điều nào sai sót mong các bạn thông cảm bỏ qua và xin các bạn bổ sung , cập nhật cho hoàn thiện.)


Thầy , Cô làm Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh qua từng năm học :

1962-1965: Thầy Phan Thông Hỷ. 

Thầy Phan Thông Hỷ mất năm 1969 tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ).

1965-1969: Thầy Phạm Hồng Thanh

1969-1973: Thầy Nguyễn Văn Khoa

1973-1975: Thầy Nguyễn Hồng Ẩn

1975-1976: Thầy Nguyễn Minh Tuấn. Ngày 30-4-1975 đất                                      nước VN thống nhất.

1976-1978: Cô Nguyễn Thị Biên  (Giáo viên Miền Bắc chi                                    viện vào Miền Nam quản lý trường)

1978-1979: Không có Hiệu trưởng chỉ có 3 Phó Hiệu                                              trưởng:

                  -Thầy Nguyễn Trước Lâm

                  -Thầy Huỳnh Ngọc Đường

                  -Cô Nguyễn Thị Kiều Trinh

        1979-1989: Thầy Trần Hữu Phước

1989-2006: Thầy Lê Kim Sáu

2006-2017: Thầy Đỗ Thành Thuỵ

2017-2019: Thầy Lê Văn Tường

2019-nay là 2022: Thầy Đỗ Thành Thuỵ


(Mình nhờ các bạn điều chỉnh bổ sung nếu có sai sót. Chân thành cảm ơn )


Bảng thống kê số lớp học của trường Trung học Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:

Năm học        Đệ Thất       Đệ Lục         Đệ Ngũ         Đệ Tứ        Đệ Tam         Đệ Nhị        Đệ Nhất

         Lớp 6       Lớp 7   Lớp 8        Lớp 9          Lớp 10         Lớp 11    Lớp 12

   

1962-1963     01  

1963-1964     01       01  

1964-1965    01               01           01  

1965-1966    02               01           01                   01             không  

1966-1967    03               02           01                   01             không  

1967-1968    03               03           02                   01             không  

1968-1969    04               03           03                   02                 01           không  

1969-1970    07               04            03                   03                 02           không  

1970-1971    09               07            04                   03                 03              02        không

1971-1972   10               09            07                   04                 03              02            01


(Mình nhờ các bạn vui lòng thống kê bổ sung tiếp)




Nguyến Thành Kiếm biên soạn.

No comments:

Post a Comment