LỜI MỞ ĐẦU: Blog dành cho những ai quan tâm đến ngôi trường Trung Học Công lập của quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thời Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả bài viết liên quan đến ngôi trường thân yêu của chúng ta đều được chào đón để đăng tải lên Blog nhằm mục đích chia sẻ với nhau kỷ niệm vui buồn, thông tin, tin tức của trường, của thầy cô, của học sinh... Bài viết và hình ảnh xin gởi đến điện thư: anhdung06905@yahoo.com
Sunday, January 30, 2022
Saturday, January 29, 2022
Bài hát Ngày Em Về của Thanh Trang
Bài hát “Ngày em về“ tôi viết đã vài ba năm nay nhưng vẫn còn phải chờ một giọng ca miền Nam nào đấy, giọng nữ, cho thật là hồn nhiên, dân dã, như cỏ cây ngoài trời ngoài đất vậy! Một giọng ca nữ thuộc diện “chuyên nghiệp” từ chốn thành thị mà hát bài này thì tôi độ chừng là hát qua thì dễ tạo nơi tôi cảm giác như khi đọc câu thơ Nguyễn Bính khi xưa:
“Hôm qua em đi Tỉnh về“
“Hương đồng cỏ nội bay đi rất nhiều”
“Hôm qua em đi Tỉnh về
“Hương đồng cỏ nội dinh tê rất nhiều“?
Một ngày mới đây cô ấy liên lạc bằng e-mail với tôi và viết về khá nhiều thiện cảm của cô đối với mục “Nhạc” nơi trang này! “Chuyện trò” qua lại dăm ba phen qua e-mail thì tôi mới hay là cô ấy rất thích ca hát để giải trí; nhưng điều khiến tôi đặc biệt chú ý là cô ấy nói biết ca Vọng Cổ! Ôi Giời! Nghe vậy thì tôi sực nhớ ngay đến bài hát “Ngày em về“ của mình!
“Lúa thơm trên đồng lúa (lên) ghe theo cùng về“
“Đầu thôn trăng cài trên khóm tre”
“Em đi bao nguời nhớ, em về thôn xóm vui !”
“Cây vuờn, màu lá xanh tươi”
“Chiều êm sóng vỗ bồi hồi bờ nuớc xa !”
“Trăng soi lên mái tranh nhà”
“Sông xưa bến cũ mặn mà tình quê em !”
Thanh Trang (
Wednesday, January 26, 2022
Đã đăng tại:
https://anhtuvaban.blogspot.com/search/label/Vu%CC%83%20Minh%20T%C3%A2m
Hồi ức 1
Tác giả |
TÌM VỀ KỶ NIỆM:
THỜI TIỂU HỌC
Tuesday, January 25, 2022
Saturday, January 22, 2022
LỜI TẠ TÌNH
Tuesday, January 18, 2022
Danh sách các Thầy Cô đã dạy trường Bình Minh
1976-1981
Do Cô Kiều Trinh và ThyTrang lục lạo trong ký ức, mong cả nhà BM mình ai nhớ thì bổ sung thêm nhen🥰🥰🥰
Môn Văn
-Thầy Hà Ngọc Dương( Cần Thơ)
-Thầy Nguyễn Toàn ( Đà Nẳng)
-Cô Nguyễn Hồng Hoa
-Cô Nguyễn thi Say( gv chi viện từ Miền Bắc)
-Thầy văn Dung( gv chi viện)
-Thầy Nguyễn khắc Sảo ( vừa dạy vừa đi bán bánh mì nên yên sau luôn có cái bội !!! Thương não lòng, rất lạc quan , phụ trách văn nghệ cho Trường rất nhiệt tình )
-Thầy Phạm Hồng Quan (?)
Môn Sử
-Cô Phạm Mỹ Hoa(?)
-Thầy Nguyễn Tấn Sự ( Sài Gòn )
-Cô Nguyễn thị Kiều Trinh kiêm dạy Chính trị!(Vĩnh Long)
-Thầy Nguyễn Trước Lâm( Đồng Tháp)
Môn Địa
-Thầy Trần Ngọc Se( đã đi xa)
-Cô Lại thị Nhuần(?)
-Thầy Trần Dục Đức (Sài Gòn )
Môn Toán
-Thầy Huỳnh Ngọc Đường (
-Thầy Châu Thành Tài(
-Võ Hữu Thể(?)
-Thầy…Dinh(?)
-Thầy Lê Hùng Phi ( luôn xách túi đệm)(?)
-Thầy Nguyễn Văn Cường( đã đi xa)
Thầy từng nói con đường lộ cũ nếu đi xe đạp thì vẹo niềng, đi bộ thì mất tướng
-Nguyễn Văn Huệ <Đường Đề Thám , Cần Thơ> <cập nhật từ Nguyễn Văn Phép>
-Thầy Phạm Kiêm Thành<Sài Gòn> < góp ý: N V Phép>
Môn Lý
-Thầy Phạm Phúc Mỹ (Long Hồ VL)
-Thầy Bùi Kim Bằng(
-Thầy Nguyễn Ngọc Hạnh( gv chi viện )
-Cô Phùng thị Hồng Mỹ(?)
-Thầy Lê văn Lôi ( học tập về phải chạy xe lôi kiếm cơm sau mới được dạy lại vì quá thiếu Giáo viên , đã cùng Thầy Sảo Song kiếm hợp Bích về văn nghệ và giờ thì … chắc cũng đã gặp nhau )
-Thầy Nguyễn Văn Sẩu <Gò Vấp, qua đời>< dạy Toán Lý>
-
Môn Hoá
-Thầy Lê Văn Lượng ( Cần Thơ)
-Thầy Trần văn Sang ( Tân Quới)
-Cô Nguyễn kim Biên (gv tăng cường, là Hiệu trưởng)
Môn Sinh
-Cô Trương Ngọc Nhung(
-Cô Nguyễn Thu Thuỷ( Cần Thơ)
-Thầy Trần Hữu Phước ( Sài Gòn)
-Nguyễn Phương Ngọ <Nghệ An> < góp ý: Nguyễn văn Phép>
Môn Anh Văn
-Cô Nguyễn Ánh Nguyệt (Vợ thầy Nguyễn Trí Đức,
-Cô Nguyễn Hồng Hoa ( Cần Thơ)
-Cô Trần Hoành Châu (Vĩnh Long)
Môn Pháp văn
-Thầy Bùi Mình Đức( Sài Gòn)
-Cô Nguyễn Thuý Phượng(Sài Gòn)
Môn Thể dục
-Cô Nguyễn thị Sáu ( Vĩnh Long)
-------
Phải kể đến công lao làm văn thư văn phòng của cô Tư Lý
Phụ trách bếp ăn tập thể cho các Thầy Cô là chú Ba Nguyễn văn The là người tranh thủ từng nhánh củi , cọng rau cho bếp
Trung-học Bình Minh, niên-khóa 1974-1975, trường có tổ-chức Giải Văn Chương Toàn Trường gồm bộ môn Văn và Thơ cho đệ I cấp và đệ II cấp.
Ảnh minh họa |
MẸ và MÙA XUÂN.
Đêm đêm buông tiếng thở dài
Mẹ xa ngàn dặm ...tiếc hoài thâu canh
Đồng tiền mừng tuổi đỏ , xanh
Khoe quần áo mặc, phúc lành ngày xuân
Gia đình chúc tụng quây quần
Bữa ăn đoàn tụ phước phần cả năm
Trầu cau vườn cũ trăng thanh
Mùa xuân bên mẹ ... ngày xanh
ngọt ngào
Bàng hoàng tỉnh giấc chiêm bao
Áo ai hoa trắng cài sao ngậm ngùi !
Monday, January 17, 2022
LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH MINH
(VĨNH LONG)
Sự hình thành và phát triển:
⦁ Sự hình thành :
Trước năm 1962, ngày đất nước VN chưa thống nhất, quận Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long gồm có các xã: Mỹ Hoà , Đông Thành, Mỹ Thuận, Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược và thị trấn Cái Vồn. Quận lỵ Bình Minh đặt tại thị trấn Cái Vồn. Và điều đáng nói là quận Bình Minh chưa có trường Trung học.
Đa số người dân sinh sống với cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, liếp rau, cây cải, củ khoai lang, cây bắp. Một số hành nghề trầm lá lợp nhà, làm lu, khạp, kiệu đựng nước, làm nước mắm, nước tương, chao. Một xóm hành nghề làm tàu hủ ky, chài lưới đánh bắt cá trên sông Hậu. Phần lớn người dân có cuộc sống khó khăn, vất vả, một số ít người dân có cuộc sống tạm đủ ăn, đủ mặc .
Tôn giáo chính ở quận là: Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo.
Ở mỗi xã trong quận đều có trường Tiểu học . Học sinh học lớp Nhất (lớp 5) tốt nghiệp Tiểu học, muốn học lên lớp Đệ Thất (lớp 6) phải sang tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), dự kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung học Phan Thanh Giản hoặc trường Trung học Tống Phước Hiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ học sinh phải lo chỗ ở, chỗ ăn cho con em mình khi học xa nhà. Thật là khó khăn, vất vả cho dân nghèo. Trường Trung học Tư thục ở tỉnh Vĩnh Long, Phong Dinh tuyển sinh lớp Đệ Thất dễ hơn, nhưng tiền đóng học phí hàng tháng lại quá cao.
Người dân quê Bình Minh hằng mơ ước có ngôi trường Trung học công lập tại quận để con em được tiếp tục học lên bậc trung học.
Cảm thông được nỗi khổ và niềm mơ ước của người dân nghèo. Và với tâm huyết nâng cao dân trí cho người dân bản địa, Thầy Phan Thông Hỷ, Thanh tra Tiểu học quận Bình Minh đã làm việc với ông Quận Trưởng Bình Minh, ông Trưởng Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long, ông Tỉnh Trưởng Vĩnh Long và ông Giám đốc Nha Trung học Sài Gòn xin phép mở trường Trung học công lập tại quận Bình Minh. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng Thầy Phan Thông Hỷ nhận được công văn của Nha Trung học Sài Gòn chấp thuận cho thành lập trường Trung học công lập tại quận Bình Minh. Với yêu cầu sau 5 năm mở lớp Đệ Thất đầu tiên , quận phải có đất xây dựng trường Trung học riêng biệt. Và cho phép đặt tên trường là Trường Trung học Bình Minh, nằm trong hệ thống trường Trung học quốc gia. Nha Trung học quản lý và sẽ bổ nhiệm giáo viên cho trường. Thầy vui mừng tột độ.
Lúc bấy giờ công việc của Thầy thật đa đoan . Bởi lẽ Thầy vừa là Thanh tra Tiểu học, vừa là Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh, bây giờ kiêm thêm chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học. Thầy phác thảo ngay kế hoạch tuyển sinh và mở lớp. Thầy lập văn bản trình ngay cho Quận Trưởng Bình Minh, Trưởng Ty Giáo dục, Tỉnh Trưởng Vĩnh Long về việc tổ chức ngay kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất năm 1962.
Văn phòng trường Trung học Bình Minh làm việc chung với văn phòng Thanh tra Tiểu học gồm : Thầy Phan Thông Hỷ, Hiệu trưởng và Thầy Nguyễn Văn Trứ làm Thư ký kiêm Kế toán.
Về cơ sở vật chất của trường Trung học Bình Minh là mượn tạm phòng học của trường Tiểu học Bình Minh.
⦁ Sự Phát triển:
-Năm học 1962-1963: là năm học đầu tiên của Trường Trung học Bình Minh. Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1963-1964: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1964-1965: Trường tổ chức thi tuyển vào 01 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 50 học sinh. Học sinh nam nữ học chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phan Thông Hỷ.
-Năm học 1965-1966: Trường tổ chức thi tuyển vào 02 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 100 học sinh. Học sinh nam nữ học riêng ( 01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ) . Sinh ngữ chính là Pháp Văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh.
-Năm học 1966-1967: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Đây là năm đầu tiên trường Trung học Bình Minh có lớp Đệ Thất học Anh văn. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh kiêm Giáo sư dạy Anh văn cho lớp Đệ Thất này. Cũng trong năm học này, Quận Trưởng Bình Minh bàn giao khu đất nhà Tầm (gần Chùa Cô Ba) cho Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh xây dựng trường.
-Năm học 1967-1968: Trường tổ chức thi tuyển vào 03 lớp Đệ Thất. Có hàng trăm học sinh (HS) dự thi (HS trong quận lẫn HS nơi khác đến) Tuyển 150 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn (01 lớp Đệ Thất P1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất P2 dành cho nữ ) và 01 lớp Đệ Thất học Anh văn dành cho nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Cô Hoàng Thị Vấn, giáo sư Anh văn, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn được Nha Trung học Sài Gòn bổ nhiệm về trường. Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh.
Trong năm học 1967-1968 này, một số lớp của trường Trung học học nhờ trường Tiểu học được dời ra khu nhà tầm (khu nhà tầm này hoạt động không hiệu quả nên đóng cửa). Từ đây mới có tên gọi trường nhà tầm, trường tầm tang. Trường cho lắp ao ở cuối dãy nhà ngang bên trái (từ cổng trường ở lộ cũ nhìn vào) để xây thêm 01 phòng học và lớp Đệ Tam đầu tiên của trường học ở phòng này.
-Năm học 1968-1969: Trường tổ chức thi tuyển vào 04 lớp Đệ Thất. Tuyển 200 học sinh. Có 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất A1 dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất A2 dành cho nữ ) và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn: nam nữ chung. Sinh ngữ chính là Pháp Văn, Anh văn . Thầy Hiệu trưởng : Phạm Hồng Thanh. Trong năm học 1968-1969 này, trường Trung học Bình Minh đầu tiên mở lớp Đệ Tam thuộc hệ Trung học Đệ nhị cấp. Trong hệ thống trường Trung học thời bấy giờ có 2 cấp : 1-Trung học Đệ nhất cấp gồm từ lớp Đệ Thất (lớp 6) đến lớp Đệ Tứ (lớp 9). 2-Trung học Đệ nhị cấp gồm từ lớp Đệ Tam (lớp 10) đến lớp Đệ Nhất (lớp 12), và học theo ban mà HS tự chon: Ban A (Vạn vật), Ban B (Toán), Ban C (Văn chương), Ban D (Ngoại ngữ, Cổ ngữ).
-Năm học 1969-1970: Trường tổ chức thi tuyển vào 07 lớp Đệ Thất. Gồm có 05 lớp Đệ Thất học Anh văn và 02 lớp Đệ Thất học Pháp văn.
( 02 lớp Đệ Thất Pháp văn nam nữ chung. 03 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ ).Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
Trong năm học này có điều đặc biệt : lúc đầu khai giảng chỉ có 04 lớp Đệ Thất ( 01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 02 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ). Sau khai giảng khoảng 01 tháng , nhà trường thông báo tuyển thêm gọi là “Đậu vớt”, 01 lớp Đệ Thất học Pháp văn và 02 lớp Đệ Thất học Anh văn (01 lớp Đệ Thất học Pháp văn nam nữ chung, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nam, 01 lớp Đệ Thất Anh văn dành cho nữ).Năm cuối cùng được gọi là lớp Đệ Thất.
-Năm học 1970-1971: Trường tổ chức thi tuyển vào 09 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 02 lớp 6 học Pháp văn. Năm học này lớp Đệ Thất được gọi là lớp 6. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
-Năm học 1971-1972: Trường tổ chức thi tuyển vào 10 lớp 6. Gồm có 07 lớp 6 học Anh văn và 03 lớp 6 học Pháp văn. Thầy Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Khoa
Trong năm học 1971-1972 này, trường Trung học Bình Minh có 01 lớp 12 đầu tiên. Lớp có 13 học sinh gồm có 12 nữ và 01 nam.
(Người viết phần này là : Nguyễn Thành Kiếm, giấy khai sinh năm 1951, vào học lớp Đệ Thất năm học 1964-1965. Số danh bộ : 32/64. (Năm thứ ba của trường).
Năm học 1968-1969 là Tổng Thư ký, Đại diện học sinh trường Trung học Bình Minh . Năm 1969 mình rời trường Trung học Bình Minh.
Rất mong các bạn đồng môn góp ý, bổ sung. Mình nhớ có bao nhiêu đó thôi. Nếu có điều nào sai sót mong các bạn thông cảm bỏ qua và xin các bạn bổ sung , cập nhật cho hoàn thiện.)
Thầy , Cô làm Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh qua từng năm học :
1962-1965: Thầy Phan Thông Hỷ.
Thầy Phan Thông Hỷ mất năm 1969 tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ).
1965-1969: Thầy Phạm Hồng Thanh
1969-1973: Thầy Nguyễn Văn Khoa
1973-1975: Thầy Nguyễn Hồng Ẩn
1975-1976: Thầy Nguyễn Minh Tuấn. Ngày 30-4-1975 đất nước VN thống nhất.
1976-1978: Cô Nguyễn Thị Biên (Giáo viên Miền Bắc chi viện vào Miền Nam quản lý trường)
1978-1979: Không có Hiệu trưởng chỉ có 3 Phó Hiệu trưởng:
-Thầy Nguyễn Trước Lâm
-Thầy Huỳnh Ngọc Đường
-Cô Nguyễn Thị Kiều Trinh
1979-1989: Thầy Trần Hữu Phước
1989-2006: Thầy Lê Kim Sáu
2006-2017: Thầy Đỗ Thành Thuỵ
2017-2019: Thầy Lê Văn Tường
2019-nay là 2022: Thầy Đỗ Thành Thuỵ
(Mình nhờ các bạn điều chỉnh bổ sung nếu có sai sót. Chân thành cảm ơn )
Bảng thống kê số lớp học của trường Trung học Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:
Năm học Đệ Thất Đệ Lục Đệ Ngũ Đệ Tứ Đệ Tam Đệ Nhị Đệ Nhất
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1962-1963 01
1963-1964 01 01
1964-1965 01 01 01
1965-1966 02 01 01 01 không
1966-1967 03 02 01 01 không
1967-1968 03 03 02 01 không
1968-1969 04 03 03 02 01 không
1969-1970 07 04 03 03 02 không
1970-1971 09 07 04 03 03 02 không
1971-1972 10 09 07 04 03 02 01
(Mình nhờ các bạn vui lòng thống kê bổ sung tiếp) .
Nguyến Thành Kiếm biên soạn.
Sunday, January 16, 2022
Cô Nguyễn Thị Kiều Trinh- Môn dạy:Sử |
CẢM "BAO GIỜ LẠI VỀ"
Về quê, anh nhớ lại BÌNH MINH
Tôi xa xứ cũng nhớ về phương ấy
Cùng nỗi nhớ ở hai đầu cách trở
Ta cảm thông nỗi lay lắc về thăm!
BÌNH MINH trong tôi vẫn bao nẻo đường quen
Từ Tân Lược đến Ba Càng tôi cùng em rong chơi khắp chốn
Đi từ tấm lòng nên đôi chân không nhớ mỏi
Đông Thành ơi, những cầu khỉ còn không!?
BÌNH MINH trong tôi cùng những sáng tinh khôi
Những nụ cười sao mà thương đến thế
Dù đôi chân em bám đầy bùn bụi
Vẫn rạng ngời ánh mắt rất BÌNH MINH!
BÌNH MINH trong tôi những buổi tối cầu ao
Vừa chuyện trò vừa nhai khoai lang luộc
Chuyện thường ngày sao giờ tôi thèm quá
Cây cầu ao không còn nữa, anh ơi!
BÌNH MINH trong tôi còn đọng tiếng còi
Của cô Sáu gọi mình dậy thể dục
Chú Ba The nấu bửa cơm tập thể
Trong mịt mù khói bếp củi không khô!
BÌNH MINH trong tôi những phòng trọ rất vui
Hành lang không dài sao mà hun hút
Dáng ai đứng bên thềm chiều bảng lảng…
Mình không giàu nhưng kẻ trộm thích ghé thăm!?
Trò dâu bể BÌNH MINH nay rạng rỡ
Nếu mình về bỡ ngỡ như chưa quen
Vẫn chốn xưa sao mình chừng lạc lối
Một chút ngày xưa. Giờ chỉ - ngày xưa!
Ôi! Cách ngăn không tính bằng gì cả
Những mất còn lắng đọng tiếp trong ta
Ta vẫn là nhau khi cùng nỗi nhớ
BÌNH MINH vẫn chờ ai nhớ về thăm!
Ngậm ngùi tôi ngâm lại khúc ca dao
Nó vận mãi suốt hành trình tôi lưu lạc
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về phương ấy ruột đau chín chiều
Đường không cách trở bao nhiêu
Cò bay về được tôi về thì không" ./.
NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH
25/3/2012
LỜI GIỚI THIỆU CỦA THY TRANG
Cô Trinh đã HOẠ lại bài thơ BAO GIỜ LẠI VỀ của Thầy Nguyễn Toàn
TÂM TƯ , TÂM TÌNH , TÂM SỰ đã dành hết cho BÌNH MINH
Thương Cô nhiều lắm!
❤️❤️❤️🙂🙂🙂🙃🙃🙃🌹🌹🌹
Đọc BAO GIỜ LẠI VỀ tại:
https://trunghocbinhminhvinhlong.blogspot.com/2022/01/cuu-giao-su-nguyen-toan-bao-gio-lai-ve.html
Saturday, January 15, 2022
Gs Lê Văn Lôi |
Để cho mình thấy được mình ngày xưa
Tìm về một thuở mộng mơ
Mười lăm tuổi tập làm thơ thất tình
Đêm đêm cũng khóc cho tình đơn phương
Bây giờ mỗi đứa một đường
Chuyện ngày xưa cứ vấn vương trong lòng
Anh cưới vợ…(mà) vẫn chưa xong cuộc tình
Mấy mươi năm gặp lại một lần
Vẫn tìm được thoáng bâng khuâng thuở nào
Xem thêm tại:
https://anhtuvaban.blogspot.com/2019/04/thu-tu-tu-mat-sang-trai-thay-le-van-loi.html
Cựu giáo sư Nguyễn Toàn, Môn dạy: Việt văn |
BAO GIỜ LẠI VỀ
Thương tặng Bạn bè và Học trò của một thời BÌNH MINH xưa ...
Bao giờ tôi lại về thăm
BÌNH MINH quê hương một thời trai trẻ
Tháng năm qua vẫn đằm sâu nỗi nhớ
Kỷ niệm nào quá đổi yêu thương
BÌNH MINH trong tôi là những nẻo đường quen
Thành Lợi, Mỹ Hòa, Đông Thành, Tân Lược
Tân Quới, Chợ Bà, Ba Càng, Trà Kiết
Rạch Vồn ơi con nước chảy về đâu?
BÌNH MINH trong tôi là những sớm heo may
Con đường đến trường chông chênh đá sỏi
Đường không dài cho đôi chân mỏi
Chỉ đủ sâu thêm bao nỗi vui buồn!
BÌNH MINH trong tôi là những tối trăng suông
Chén chè khuya lòng đường ngọt tình bè bạn
Vạt cỏ chân đê những chiều tắt nắng
Ba bốn đứa xa quê quay quắt nẻo về!
BÌNH MINH trong tôi còn đọng tiếng kinh sầu
Tiếng kẻng cầm canh, tiếng heo kêu mỗi sáng
Con đường bờ sông cho chiều lãng đãng
Chút bâng khuâng xao sóng gợn chân cầu
BÌNH MINH trong tôi căn gác trọ đìu hiu
Buổi sáng, buổi chiều đi qua rất khẽ
Bốn bức tường ngăn tâm hồn lộng gió
Lệ nến hoen trang sách những đêm dài
Ba mươi năm bằng một cuộc bể dâu
Xui bước chân cũng ngỡ ngàng chốn cũ
Và những tình thân cũng thành viễn xứ
Chút yêu thương gió nội mây ngàn …
Ôi! Cách ngăn đâu tính bằng thời gian
Cũng không phải bằng bao nhiêu đường đất
Mà tính bằng bao điều còn điều mất
Khi tôi vẫn là tôi và em có là em?!
Có bao giờ tôi lại về thăm ?!
NGUYỄN TOÀN
Hội An 2010-2012
LỜI NGỎ CỦA THY TRANG:
Thy Trang |
*Em ThyTrang, đàn em ra trường năm 1980 xin gửi đến blog hai bài thơ của Thầy Nguyễn Toàn và Cô Kiều Trinh
Với những tâm tình… với những địa danh để những ai đã từng sống, từng vui , từng dạy và từng học ở BÌNH MINH được gợi lại bao ký ức… ❤️❤️❤️
Một cảm xúc tuyệt vời!!!
Thầy Nguyễn Toàn đã dành tình cảm cho Bình Minh chúng ta nè ❤️❤️❤
LỜI CÁM ƠN CỦA BLOG TRUNG HỌC BÌNH MINH-VĨNH LONG:
Cám ơn Thy Trang tham gia Blog và đã gởi hai bài thơ rất đặc sắc và cảm động; đón đọc bài cảm tác của cô Kiều Trinh sẽ được đăng kỳ kế tiếp.
Cám ơn cả hai vị cựu giáo sư Nguyễn Toàn và Nguyễn Thị Kiều Trinh.
Friday, January 14, 2022
Cuối năm thời khắc chạy hơi nhanh
Việc nhỏ chưa xong bỏ chẳng đành
Làm cỏ hai hôm... tay lóng cóng
Chùi lư ba tiếng … cẳng loanh quanh
Lờ mờ mắt mũi, chim lìa cánh
Ê ẩm gân xương, lá bỏ cành
Dẫu vây thi nhân còn ngóng tết
Đời màu xanh, nắng vẫn vàng hanh
Lãng Uyển Châu ( Vĩnh Long )
*Lời nhắn dễ thương từ tác giã: CHO EM GỬI BÀI THƠ VUI ĐÓN XUÂN và TẤM ẢNH em chụp năm ngoái cho TRANG BÌNH MINH của chúng ta.
Thursday, January 13, 2022
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH MINH VĨNH LONG*
Sự thành lập trường:
Trước năm 1962, Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chưa có trường Trung học. Học sinh tốt nghiệp Tiểu học phải sang Cần Thơ (lúc bấy giờ là tỉnh Phong Dinh) để thi tuyển vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) của Trường Trung học Phan Thanh Giản hoặc phải lên tỉnh Vĩnh Long để thi tuyển vào lớp Đệ Thất của Trường Trung học Tống Phước Hiệp.
Tạo thuận tiện cho phụ huynh lẫn học sinh tốt nghiệp Tiểu học của quận Bình Minh, Thầy Phan Thông Hỷ (Thanh tra Tiểu học quận Bình Minh) đã xin với Nha Trung học ở Sài Gòn cho phép mở trường Trung học tại quận nhà. Kế hoạch là mở một lớp Đệ Thất, mượn phòng của trường Tiểu học Cái Vồn, văn phòng thì chung với văn phòng Thanh tra của Thầy và sẽ mở rộng từ từ. Thầy dự kiến trường trung học Bình Minh có thể là Chi nhánh của trường Trung học Tống Phước Hiệp cũng được.
Nha Trung học ở Sài Gòn chấp nhận đơn xin mở trường của Thầy Phan Thông Hỷ với yêu cầu là sau 5 năm phải có đất để xây dựng trường và đặt tên trường là Trường Trung học Bình Minh, Vĩnh Long.
Kỳ thi tuyển một lớp Đệ thất đầu tiên thuộc niên khóa 1962-1963.
Niên khóa 1962-1963 Đệ thất đầu tiên này tuyển 50 học sinh trên tổng số hàng trăm học sinh dự thi. Sinh ngữ chính là Pháp văn.
Ban Giáo sư gồm:
1. Thầy Phan Thông Hỷ Hiệu trưởng
2. Thầy Phan Trung Chánh
3. Thầy Nguyễn Quang Văn
4. Thầy Lương Vinh Xuân
5. Cô Nguyễn Thị Cậy
6. Thầy Nguyễn Xuân Cảnh
7. Cô Lâm Thị Kiều Tiên
8. Cô Nguyễn Thị Sáu
9. Thầy Nguyễn Bá Thảo
10. Cô Nguyễn Thị Thanh Huê
11. Thầy Nguyễn Văn Trứ Thư ký – Kế toán
Niên khóa 1963-1964:
-Một Đệ thất
-Một Đệ Lục
Niên khóa 1964-1965
-Một Đệ thất
-Một Đệ Lục
-Một Đệ ngũ
-Năm 1965, thầy Phan Thông Hỷ đã được Quận trưởng Bình Minh giao cho khu Tầm tang (nay là trường Trung học cơ sở Cái Vồn) để tu sửa lại làm trường Trung Học Bình Minh.
-Có hai lớp Đệ thất-Sinh ngữ chính Pháp văn với 100 học sinh.
-Một Đệ Lục- Sinh ngữ chính Pháp Văn
-Một Đệ Ngũ-PV
-Một Đệ Tứ-PV
-Thầy Phạm Hồng Thanh được bổ nhiệm về làm Hiệu trưởng trường Trung học Bình Minh (thay thế thầy Phan Thông Hỷ).
Niên khóa 1966-1967
-Có ba lớp Đệ thất với 150 học sinh. Hai lớp có sinh ngữ chính là Pháp văn và một lớp có sinh ngữ chính là Anh văn.
-Hai lớp Đệ Lục-PV
-Một Đệ ngũ-PV
-Một Đệ Tứ-PV
-Học sinh lên lớp Đệ tam (lớp 10 bây giờ) được chuyển sang trường Trung học Phan Thanh Giản và trường Trung học Đoàn Thị Điểm thuộc tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) để học tiếp.
-Giữa niên khóa 1966-1967 trường Trung học Bình Minh được dời từ trường Tiểu học Cái Vồn ra khu Tầm tang. Thầy , Cô và Học sinh đã lắp mương, lắp ao để xây dựng thêm phòng học tại khu tầm tang này.
Niên khóa 1967-1968
-Ba lớp Đệ thất mới: 2 Đệ thất PV, một Đệ thất AV
-Ba lớp Đệ Lục: 2 PV, 1AV
-Hai Đệ ngũ PV
-Một đệ tứ PV
-Một Đệ tam PV
Sự mở thêm một lớp Đệ tam tại trường là dấu hiệu đầu tiên của trường chuyển sang đệ nhị cấp (là lớp đệ tam, đệ nhị, đệ nhất tức lớp 10;11;12 bây giờ).
Nk 1968-1969: Tiếp tục tuyển học sinh vào Đệ thất cộng thêm các lớp đã có.
-Ba lớp đệ thất mới
-Ba lớp Đệ Lục mới: 2 PV, một AV
-Ba lớp Đệ ngũ: 2 PV, 1AV
-Hai Đệ Tứ PV
-Một đệ tam PV
-Một Đệ nhị PV
-Niên khóa 1969-1970
-Trung học Bình Minh tuyển sinh vào bảy lớp Đệ thất nữa với 350 học sinh trên tổng số cả nghìn học sinh dự thi. Hai lớp có sinh ngữ chính là Pháp văn và năm lớp có sinh ngữ chính là Anh văn.
-Thầy Nguyễn Văn Khoa làm hiệu trưởng (thay thầy Phạm Hồng Thanh)
Niên khoá 1973– 1975:
-Trường đã khá khang trang với phòng ốc mới xây dựng, có hàng rào xung quanh, cổng trường xinh đẹp. Có hằng trăm nhân sự cho Ban giám hiệu, ban giáo sư, ban giám thị và hàng ngàn học sinh các lớp, từ lớp 6 <đệ thất> đến lớp 12 <đệ nhất>
-Thầy Nguyễn Hồng Ẩn nhận chức Hiệu trưởng thay thầy Nguyễn Văn Khoa.
Tháng 4 năm 1975 đã khai tử tên trường Trung Học Bình Minh
-Trường đã được thay tên khác.
-Sau đó 3 tháng với nhiệm vụ Trưởng Ban Điều Hành trong giai đoạn chuyển giao trường cho chánh quyền mới, thầy Nguyễn Hồng Ẩn rời trường.
-------
Sau đây là danh sách các Hiệu trưởng của trường đã đổi tên qua và niên khóa tiếp theo:
1975 – 1976: Nguyễn Minh Tuấn
1976 – 1978: Nguyễn Thị Biên
1978 – 1979:
-Không có Hiệu trưởng
-Có 3 Hiệu phó lãnh đạo: Nguyễn Trước Lâm< Thường trực>, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Huỳnh Ngọc Đường
1979 – 1989: Trần Hữu Phước
*Bài viết từ nhiều nguồn, có tính cách tham khảo, mong được nhiều đóng góp bổ túc, chỉnh sửa.
Sưu tầm